01/11/2024 11:57  

Đau khớp gối là bệnh lý liên quan nhiều đến các chấn thương khớp. Tình trạng này thường gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nhìn chung, bệnh lý này nếu phát hiện và can thiệp sớm hoàn toàn có thể khắc phục được. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có hiện tượng đau khớp gối, hãy nhanh chóng đi thăm khám và tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp. 

💠 Bệnh đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là hiện tượng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp xương - sụn bị mòn đi. Điều này khiến cho quá trình hoạt động, di chuyển, các xương va chạm vào nhau gây đau và có xuất hiện tiếng kêu lục khục.  Đau đầu gối thường tiến triển theo giai đoạn với các mức độ đau, viêm khác nhau. Cụ thể: 

  • Giai đoạn sớm: Vùng đầu gối xuất hiện những gai xương nhỏ, làm tổn thương mô mềm và sụn khi chuyển động khớp. 
  • Giai đoạn nhẹ: Bắt đầu xuất hiện hiện tượng sưng tấy nhẹ ở vùng đầu gối. Đồng thời, lúc này lớp sụn đang có biểu hiện mỏng dần do bị ăn mòn. 
  • Giai đoạn phát triển: Đầu xương gối có hiện tượng nhỏ lại vì bị bào mòn, ngày càng sưng đỏ nhiều hơn và các cơn đau xuất hiện rõ rệt. 
  • Giai đoạn nặng: Lớp sụn có khả năng cao bị vỡ, các đầu xương chạm vào nhau do lượng dịch bôi trơn khớp bị giảm đáng kể. Đa số người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đi lại, thậm chí là không đi được vì đau. Giai đoạn này hay còn được gọi là đau khớp gối mãn tính. 

Thực tế, đau đầu gối có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dưới đây là những đối tượng dễ bị đau khớp gối: 

  • Phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ đang mang thai)
  • Người bị thừa cân, béo phì 
  • Người gặp các bệnh lý như viêm khớp gối thoái hóa, nhiễm khuẩn khớp gối, viêm mủ khớp gối, gout, tràn dịch khớp gối,... 

Nhìn chung, bệnh đau khớp gối đều sẽ trải qua 4 giai đoạn đã nhắc tới ở trên. Việc phát hiện bệnh từ sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện. Do đó, người bệnh cần nắm được kiến thức về bệnh để nhận biết dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.

💠 Nguyên nhân đau khớp gối

Khớp đầu gối là một trong những khớp có cấu tạo phức tạp, liên kết với nhau giúp nâng đỡ cơ thể phía trên. Người bị đau khớp gối có thể do gặp phải các nguyên nhân phổ biến dưới đây: 

🔹 Chấn thương khớp đầu gối 

Những chấn thương ở vùng đầu gối gây ảnh hưởng nhiều đến dây chằng, gân và các sụn. Điều này dẫn đến hiện tượng đau nhức khó chịu và gây trở ngại trong việc vận động. Các chấn thương phổ biến ở vùng đầu gối thường là: 

  • Gãy xương
  • Trật xương khớp gối 
  • Viêm gân bánh chè 

🔹 Viêm khớp gối 

Khớp gối khi bị viêm thường gây đau nhức, sưng tấy cho người bệnh. Hiện có ba loại viêm khớp gối phổ biến là thoái hóa khớp gối và viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn. Cụ thể như sau: 

  • Thoái hóa khớp gối: Khớp bị hao mòn tự nhiên do tuổi tác khiến cơ thể bị lão hóa. Khi sụn bị bào mòn, tổn thương sẽ làm các cơn đau xuất hiện và tăng dần theo thời gian. Thường sẽ đau âm ỉ rồi mới phát tác liên tục, không kiểm soát được.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là một dạng bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công vào một số khớp ở trong cơ thể và có cả khớp gối. Điều này khiến cho vùng khớp bị sưng đỏ, đau nhức. 
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Khớp gối bị nhiễm trùng làm cho vùng đó bị sưng đỏ và đau. Nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, gây tổn thương nghiêm trọng đến sụn đầu gối. 

 

🔹 Người mắc bệnh gout 

Những người bị bệnh gout thường kèm theo đau khớp gối với hiện tượng sưng đỏ, nóng và đau. Thực tế, tỷ lệ người đau khớp gối do mắc bệnh gout không cao. Tuy nhiên, cơn đau mà nó mang lại vô cùng khó chịu, khiến không ít người “mất ăn mất ngủ”. 

🔹 Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân có tính chất bệnh lý nêu trên, khớp gối bị đau rất có thể được cảnh báo bởi các yếu tố nguy cơ như sau:

  • Béo phì: Việc tăng cân đột ngột, trọng lượng lớn dồn xuống chân có thể khiến cho khớp gối bị quá tải, khó khăn trong việc vận động, đi lại. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới đau nhức khớp gối. 
  • Khớp gối thiếu linh hoạt: Đầu gối khi không được vận động đều đặn, độ linh hoạt có thể bị giảm dần. Điều này khiến cho các cơ dễ bị cơ cứng, đau và tăng nguy cơ gặp chấn thương. 
  • Do tính chất ngành nghề: Những công việc thường xuyên khiến bạn căng thẳng, phải đứng trong thời gian dài hoặc bê vác nặng có thể là nguyên nhân khiến cho khớp gối bị đau. 

Đối với mỗi nguyên nhân gây bệnh, cần có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp để nhanh chóng cắt đứt cơn đau do bệnh gây nên. Vì vậy, khi có hiện tượng đau khớp gối, việc xác định nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

💠 Đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh đau khớp gối chỉ gây đau, ít khi sưng nên nhiều người thường có sự chủ quan. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng hoặc sưng ít đều tiềm ẩn những mối nguy hiểm nhất định. Dù có biểu hiện như thế nào, nặng hay nhẹ, nếu bạn không nhanh chóng điều trị, biến chứng của bệnh có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.  Một số biến chứng có thể xuất hiện sau bệnh đau khớp gối: 

  • Bị teo cơ: khi bị đau khớp gối, người bệnh thường có tâm lý ngại đi lại, vận động. Đây chính là nguyên nhân khiến cho không ít trường hợp bị teo chân và yếu cơ sau một thời gian mắc bệnh. 
  • Mất khả năng vận động: Bệnh để lâu có thể khiến người bệnh dần mất đi khả năng đi lại, co duỗi chân hoặc đứng lên ngồi xuống. 
  • Bại liệt: Khớp gối khi bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dần mất hoàn toàn khả năng vận động, người bệnh không thể tự đi lại như trước đây và phải phụ thuộc vào người thân hoặc các công cụ hỗ trợ. 

 

Đau khớp gối nếu không can thiệp kịp thời có thể xuất hiện nhiều biến chứng

💠 Các cách điều trị bệnh đau khớp gối hiệu quả, an toàn được nhiều người áp dụng

Đau đầu gối có rất nhiều các cách điều trị khác nhau. Thông thường, với tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng với tình trạng sưng tấy, đỏ thuộc các cấp độ nặng, nhẹ khác nhau sẽ có những biện pháp can thiệp thích hợp. Dưới đây là một số cách được nhiều người ứng dụng nhất hiện nay. 

🔹 Giảm đau khớp đầu gối hiệu quả bằng mẹo dân gian 

 

  • Lá lốt: Sử dụng lá tươi giã nát và hòa với giấm, đun lên rồi thấm lên vùng đầu gối bị đau. Áp dụng khoảng 1 tuần liên tục sẽ bắt đầu cảm nhận được hiệu quả. 
  • Lá ngải: Cách làm tương tự giống như lá lốt, cũng sử dụng trong khoảng 1 tuần để thấy hiệu quả.
  • Thài lài đen: Dùng thài lài đen và đỗ đen đun lấy nước uống trong ngày và uống liên tục trong khoảng 10 ngày. 

 

Lá ngải là bài thuốc dân gian giảm đau khớp gối hiệu quả

Đối với các mẹo trên, hiệu quả giảm đau đã được kiểm chứng bởi nhiều người bệnh. Tuy nhiên, chúng chỉ thích hợp dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ. Đặc biệt, cần cẩn thận trong quá trình bào chế và kết hợp, bệnh nhân tuyệt đối không tự làm theo cách riêng mà cần có công thức cụ thể. Nếu không xử lý đúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

🔹 Dùng thuốc Tây y đẩy lùi cơn đau nhanh chóng 

Tây y có nhiều loại thuốc khác nhau cho tác dụng giảm đau cực kỳ nhanh chóng. Với những loại thuốc này cần thiết có sự chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số nhóm thuốc phổ biến thường được kê trong đơn thuốc của người đau khớp gối: 

  • Thuốc giảm đau: Các thuốc điển hình có tác dụng giảm đau như Acetaminophen, Tramadol, Paracetamol. 
  • Thuốc kháng viêm chứa steroid: Dùng khi bị sưng tấy nhiều, khó co gập đầu gối. Thuốc phổ biến nhất ở nhóm này thường là Ibuprofen, Aleve dạng bôi hoặc dán. Nếu bệnh nặng có thể được chỉ định thuốc uống. 
  • Thuốc DMARds: Đây là một loại thuốc đặc trị các bệnh về viêm khớp, giúp ngăn chặn rối loạn miễn dịch.
  • Nhóm thuốc chứa Corticoid: Dùng cho trường hợp đau khớp gối nặng. Có hai cách dùng là uống hoặc tiêm trực tiếp vào vùng khớp bị đau. 
  • Thuốc giảm axit uric: Với những trường hợp đau khớp gối do bệnh gout, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc giảm axit uric để kiểm soát và giảm đau. 

 

Khi lựa chọn sử dụng thuốc Tây để điều trị đau đầu gối, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc đều có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Đặc biệt, thuốc Tây thường cho tác dụng nhanh nhưng đổi lại dễ gây tác dụng phụ và khiến người bệnh phụ thuộc thuốc nên chỉ được dùng đúng liều. 

🔹 Điều trị đau khớp gối bằng Viên uống xương khớp Thiên Mộc

Bạn có thể dùng Xương khớp Thiên Mộc giúp Ức chế và làm giảm quá trình thoái hoá khớp. Tăng cường tái tạo sụn, ức chế các men phá huỷ sụn. Làm giảm hoặc mất hẳn cơn đau khớp. Gia tăng độ nhớt của hoạt dịch ở các đầu khớp.Tăng cường hấp thụ canxi vào xương.